Những nguyên tắc cần tránh trong phong thủy nhà bếp
Những nguyên tắc cần tránh trong phong thủy nhà bếp để gia chủ đón một năm mới tươi vui, an lành hạnh phúc hơn.
1. Vị trí
Các vị Phong Thủy Sư thông thường đề nghị thân chủ đem đem phòng bếp đặt tại bốn phương vị hung của Trạch Chủ, có công năng trợ giúp áp chế Sát Khí ở Hung Phương. Lò Bếp có thể sản sinh ra Dương Khí có thể điều hòa uế Khí, cải thiện Phong Thủy của nhà. Phòng bếp nên đặt từ sau nửa nhà trở đi, cực tránh xa cửa lớn.
Nhiều người vẫn có quan niệm đặt bếp ở gần cửa sổ cho sáng và thuận tiện cho việc nấu nướng. Tuy nhiên, điều này lại không hợp lý. Gió mưa, bụi bặm từ bên ngoài dễ làm bẩn đồ ăn, thức uống khi đang đun nấu. Vì thế, cần tránh đặt bếp ở gần cửa sổ, càng không nên đặt bếp ngay trước bên dưới cửa sổ, ô thông gió. Nếu muốn nhà bếp thông thoáng thì phương án dùng quạt hút mùi là hợp lý hơn cả.
Lò bếp sinh ra dương khí, nên đặt bếp ở phía sau nhà
2. Táo khẩu
Là nói về miệng của lò bếp, nguyên vốn chỉ về cửa đưa củi vào của lòng bếp, ngày nay nói về các loại bếp hiện đại, tất là chủ chỗ Khí đi vào bếp, nó cũng là chỗ núm vặn bếp để khởi động lửa. Miệng lò nên đặt quay về phương Sinh Khí của nam chủ nhân hoặc nữ chủ nhân.
Núm vặn bếp nên quay về hướng sinh khí của gia chủ
3. Sắp đặt đồ bếp
Nếu như trong bếp có dùng lò vi ba và nồi cơm điện, nên đặt nó ở 4 vị trí tốt cát phương của bạn. Tức nồi cơm điện và lò vi ba đặt tại vị trí tốt của bạn.
Nên đặt tủ lạnh ở hướng lành (Bắc, Đông Nam) vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ, tủ lạnh sẽ làm chấn động đến các sao dữ và kích động nó gây rối.
4. Ngũ hành sinh khắc
Bồn rửa sản sinh Thủy Khí, với lửa bếp nấu là Hỏa Khí tương xung tương đột. Cho nên chỗ bệ đặt bếp và bồn rửa tuyệt đối không được đối xung. Bếp cũng không được quá gần bồn nước, khoảng cách tối thiếu là 60 cm. Bếp không được để chơ vơ ở giữa phòng bếp, bởi vì vị trí trung tâm phòng bếp Hỏa Khí quá vượng, sẽ đưa đến gia đình không hòa hợp.
Bếp và bồn rửa không nên quá gần nhau hay đối diện nhau
5. Bàn ăn
Phong cách truyền thống thường sử dụng bàn hình tròn để biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nên tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành.
Bàn ăn nên hình tròn
Nên đặt bàn ăn ở chỗ khuất, tránh gần cửa ra vào hay đối diện với bàn thờ tổ tiên, thờ thần. Nếu vì diện tích hẹp mà phải bố trí như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.
Tối kỵ đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu vì theo phong thủy, chủ nhà có thể gặp điều không may, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn bên dưới xà ngang với hàm ý quả cầu hứng chịu hết cho gia chủ.
6. Âm dương cân bằng
Như trên đã đề cập Phòng Bếp là vị trí Thủy Hỏa tương xung, nếu như có thể quân bình hai yếu tố này, làm cho thành cục diện thủy hỏa cộng giúp, tất có thể làm cho Phong Thủy phòng bếp hòa hợp.
Để cân bằng, bạn nên lát sàn nhà hoặc bệ bếp bằng đá, tượng trưng cho hành Thổ. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo một bức tranh có hình sông ngòi hoặc sử dụng màn cửa, khăn trải bàn màu xanh lam (hành Thủy) ở trong gian bếp để làm giảm tác dụng của Hỏa. Tuy vậy, vì Hỏa kỵ Thủy nên bạn cũng không nên treo tranh có hình sông ngòi quá gần với khu vực bếp nấu.
Sàn bếp nên lát đá