Tổng hợp những lỗi thường gặp và cách xử lý khi dùng bếp gas âm

Tổng hợp những lỗi thường gặp và cách xử lý khi dùng bếp gas âm
Trong nhiều trường hợp, khi chúng ta đang sử dụng bếp gas nhưng lại xuất hiện những lỗi cơ bản mà chúng ta không biết xử lý nhưn thế nào. Hôm nay, bài viết này của bếp gas Hà Thành sẽ giúp các bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng bếp gas.
 

 1. Bếp gas âm có hiện tượng đánh lửa chậm hoặc không lên lửa

Nếu gas vẫn còn, đầu tiên khách hàng kiểm tra hệ thống đánh lửa tự động dùng pin của bếp gas âm . Thường thì vị trí lắp pin nằm phía dưới bếp, nếu pin đã sử dụng lâu có hiện tượng nhũn và sạm màu bạn thay thế pin mới luôn cho bếp. Tốt nhất nên dùng loại pin sịn hoặc hãng pin gốc giống với pin lúc đầu của bếp.

Điều thứ hai, bạn kiểm tra vệ sinh bếp phần đầu đánh lửa. Trong quá trình nấu nướng, không thể tránh khỏi các chất dầu mỡ, hơi nước bám vào làm bít các đầu đánh lửa gây khó khăn cho việc bật bếp. Các chị em nên sử dụng bàn chải mềm cùng khăn sạch để vệ sinh lại bếp cũng như lưu ý vệ sinh bếp hàng ngày sau khi nấu nướng. Đối với bếp gas âm sử dụng IC điện, khách hàng kiểm tra luôn nguồn cấp điện.

2. Khi bật bếp có hiện tượng lửa bị phựt

Nguyên nhân chủ yếu do bộ phận điều chỉnh không khí của bếp chưa được đặt chính xác chưa khớp khi thay gas dẫn đến hiện tượng đường truyền của gas bị nghẹt.

Qúy khách có hiểu biết về bếp gas âm có thể tự xử lý hoặc nhờ sự trợ giúp của nhân viên cửa hàng gas yêu cầu họ điều chỉnh lại bộ phận không khí, vị trí họng lửa và vệ sinh sạch sẽ khu vực khe thoát lửa.

ve sinh bep gas

 Vệ sinh bếp gas âm

3. Không thấy tia lửa điện phát ra từ đầu sứ đánh lửa hoặc có tia lửa điện nhưng bếp không lên lửa

Bếp gas âm có hiện tượng trên chủ yếu là do hết pin, lỏng dây cắm điện, hỏng IC, chưa mở van gas hoặc dây van gas bị nghẹt.

Thực tế nếu do pin thì quý khách chỉ cần mua pin mới về thay thế sẽ sử dụng như thường. Nhưng nếu do IC bị hỏng cần phải gọi nhân viên lắp đặt hoặc bảo hành hãng đến để hỗ trợ xử lý. Trong trường hợp dây dẫn gas bị nghẹt hoặc chia lửa hoa sen không ăn khớp với nhau, khách hàng có thể tự xử lý bằng cách lắp đặt lại bộ hoa sen cho khớp. Tuy nhiên, nếu chị em nội trợ muốn yên tâm hơn có thể liên hệ trung tâm dịch vụ khách hàng của hãng đến để lắp đặt.

4. Bếp gas âm có hiện tượng kẹt cứng ở nút vặn

Hiện tượng trên xảy ra chủ yếu là do trong quá trình nấu nướng đã có một lượng nước nhất định chảy vào ruột bếp dẫn đến tình trạng núm vặn bị oxi hóa.

Nếu ở mức độ bình thường khách hàng có thể tự tháo bụng bếp gas âm ra và làm vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên nếu núm bếp đã có hiện tượng kẹt cứng như vậy tức là tình trạng cần có kỹ thuật viên xử lý sẽ tốt hơn. Trường hợp này, quý khách nên gọi ngay đến trung tâm hỗ trợ bảo hành của hãng bếp hoặc cửa hàng bếp gas để được hỗ trợ.

5. Tại sao bếp gas âm thỉnh thoảng có hiện tượng bị đỏ lửa:

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do giai đoạn đốt cháy gas không được cung cấp đủ tỷ lệ không khí cần thiết, đường kính kim phun gas lớn vượt mức tiêu chuẩn, mâm chia lửa quá bẩn, đáy nổi chưa được rửa sạch sẽ và bình gas sắp cạn.

Vì có khá nhiều nguyên nhân gây đến hiện tượng đỏ lửa ở bếp gas âm nên cũng có nhiều cách khắc phục khác nhau tương ứng. Nếu do tỷ lệ không khí thì quý khách chỉ cần xoay cần gạt gió phía dưới bếp về đến vị trí ngọn lửa có phát ra có màu xanh sáng. Nếu do đường kính kim phun gas lớn hơn quý khách thu hẹp diện tích bằng một sợi dây đồng lồng qua kim phun để lượng không khí ổn định ở mức trung bình.

Với trường hợp mâm chia lửa bị bẩn và nồi đun chưa được rửa sạch, chị em nội trợ cần đầu tư chút thời gian tháo mâm chia lửa ra khỏi bếp và dùng khăn sạch vệ sinh toàn bộ cũng như rửa lại nồi nấu.

Khi đã kiểm tra hết các trường hợp trên mà vẫn có hiện tượng đỏ lửa quý khách nên chú ý đến bình gas đang sử dụng. Khi gần hết gas thường có hiện tượng đỏ lửa hoặc với những loại gas kém chất lượng cũng hay có tạp chất lẫn trong gas gây ra vấn đề trên. Do đó, khách hàng nên chọn lựa sử dụng những hãng gas và cửa hàng gas uy tín để đảm bảo an toàn và giữ gìn bếp nấu.

6. Bếp tự tắt nhiều lần khi đang đun nấu

Hiện tượng này không phải do hết gas mà do hệ thống tự động ngắt gas của bếp gas âm. Thường là do cảm ứng quá nhạy. Lỗi này khách hàng khắc phục sẽ hơi khó khăn nên lập tức gọi đến trung tâm bảo hành của hãng hoặc đại lý phân phối bếp gas để được hướng dẫn xử lý.

7. Khi bật bếp thả tay ra thì bếp tắt lửa:

Đây là một trong những hiện tượng xảy ra có liên quan trực tiếp đến bộ cảm ứng ngắt gas. Thường là do trong quá trình sử dụng đầu kim cảm ứng bị bẩn hoặc khi vặn nút bật quá nhanh chưa giữ đủ thời gian để bếp lên lửa.

Qúy khách nên chú ý vệ sinh ngay và luôn đầu kim cảm ứng, tránh để lâu ngày mức độ bẩn két dày hơn rất khó vệ sinh và còn dẫn đến hiện tượng oxi hóa. Hoặc khi bật bếp quý khách nên giữ núm đủ thời gian để ngọn lửa nóng lên.

Tuy nhiên ít khách hàng nội trợ để xảy ra tình trạng đầu kim cảm ứng bị bẩn vì đa phần bếp gas âm luôn được các chị em chú tâm giữ vệ sinh trong quá trình nấu nướng.

8.  Bếp gas âm có vấn đề về mâm chia lửa:

Không thể phủ nhận rằng đây là lỗi hay gặp phải trong quá trình sử dụng bếp gas âm. Nguồn gốc thường là do chị em nội trợ sau khi vệ sinh bếp đã làm lệch pép chia lửa hoặc kênh mâm chia lửa.

Qúy khách sẽ khắc phục bằng cách đặt lại mâm chia lửa. Chú ý rằng phần có lỗ thoát gas phải được đặt đúng vào đúng vị trí của sứ đánh lửa và cảm ứng ngắt gas.

Kiem tra mam danh lua

 Kiểm tra lại mâm chia lửa

 9. Có mùi gas thoát ra khi bật hoặc tắt bếp:

Qúy khách cần phải chú ý hơn đến hiện tượng này. Lỗi chủ yếu do ống dẫn gas không khớp với van gas, dây dẫn gas bị rò rỉ, van khóa gas bị lỏng…có thể xảy trong quá trình nhân viên thay mới bình gas chưa kiểm tra lại kỹ càng việc lắp đặt giữa bình gas và bếp gas âm.

Hiện tượng trên cần được khắc phục kịp thời nên quý khách hàng nên thông báo ngay cho bộ phận kỹ thuật của hãng bếp hoặc nhân viên của cửa hàng bếp gas để được sửa chữa kịp thời bảo đảm an toàn cho người sử dụng.


 
 
Tin mới hơn
 
Tin cũ hơn
 
Gọi để mua hàng
Hotline
043 556 56 96
0969 065 755
0966 865 788