Bếp từ, bếp hồng ngoại bị nứt mặt kính có thể sử dụng nấu nướng được không? Câu trả lời là có. Vậy khi mặt kính bếp từ bị vỡ cần lưu ý những điều gì? Mời các bạn theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi.
Lưu ý khi bề mặt
bếp từ bị nứt vỡ
Bếp từ, bếp hồng
ngoại đang ngày càng được ưa chuộng trong gian bếp hiện đại.
Nhưng trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi
vấn đề xảy ra với thiết bị, đặc biệt là trường hợp nứt mặt
kính.
Mặt kính bếp từ làm bằng kính chịu nhiệt nên
trường hợp bị nứt vỡ rất hiếm gặp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. 1
vài nguyên nhân dẫn tới trường hợp đó như:
Bếp có chất lượng kém, mặt kính không
tốt: đây chính là nguyên nhân rất hay gặp khi
chúng ta ham thiết bị rẻ tiền, lựa chọn những sản phẩm không
có nguồn gốc rõ ràng. Những loại bếp từ này sản
xuất với chi phí thấp, chất liệu mặt kính rẻ tiền nên
không đảm bảo khi đun nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Bếp từ bị va đập mạnh, ảnh hưởng tới mặt kính: trong
quá trình sử dụng, bếp không được đặt ở mặt phẳng nên
có thể bị chênh hay bếp va đập với những vật dụng khác,
gây nên tình trạng bếp bị nứt vỡ mặt kính.
Nấu nhiều thức ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài: chất
liệu mặt kính của bếp từ thường là kính chịu nhiệt, độ
chịu lực ở mức vừa phải, không được nấu nồi quá nặng (trên 4
kg). Vì vậy nếu bạn sử dụng bếp trong thời gian quá dài
(trên 2 tiếng) với mức nhiệt tối đa để nấu nướng thì dễ gây
ra nứt vỡ mặt kính.
Không vệ sinh bếp thường xuyên: mặt kính bếp bị
thức ăn thừa bám dính dễ gây ra cháy, làm
nhiệt độ mặt bếp từ không ổn định, dễ xảy ra nứt vỡ.
Vệ sinh bếp khi còn nóng: việc vệ sinh ngay khi mới
sử dụng, lúc mặt bếp còn nóng rất nguy hiểm, không
những làm bếp bị sốc nhiệt, dễ nứt vỡ mà còn ảnh hưởng xấu
tới chính bạn. Tốt nhất là nên để khoảng 15 phút đến
20 phút rồi mới rút dây nguồn, để quạt tản nhiệt thổi bớt
hơi nóng từ bếp ra ngoài rồi sau đó mới tiến hành
vệ sinh bếp.
Có nên sử dụng bếp khi mặt kính bị vỡ
Vì bếp từ được làm từ kính chịu nhiệt cao nên
khi nứt sẽ nứt theo đường sọc ko bể hạt hình lựu nguyên mảnh như
kính cường lực, vì thế nếu mặt kính nứt không
quá lớn, ngoài phạm vi nấu thì bạn nên sử dụng
silicon, hay keo dính lên chỗ nứt để tránh thức ăn, nước
thấm gây hư hỏng vi mạch bên trong.
Nếu nứt trong phạm vi nấu (trong vòng tròn), thì đối
với mặt bếp từ bạn có thể dán keo và silicon để tạm thời
sử dụng. Nhưng đối với bếp hồng ngoại thì mặt bếp đã bắt đầu sinh
nhiệt, nóng, tỏa nhiệt, bạn không nên dùng keo
dán hay silicon vì chúng có thể bị tan chảy.
Đây chỉ là những cách tạm thời để bạn khắc phục ngay
trong lúc nấu nướng. Và tốt nhất khi bếp bị nứt mặt kính,
bạn nên mang đến trung tâm bảo hình để thay thế.
Bếp từ và bếp
hồng ngoại rất tiện dụng và an toàn nhất trong số
các loại bếp đun nấu có trên thị trường nhưng không
vì thế mà chủ quan khi sử dụng. Hy vọng bài viết
trên sẽ giúp ích cho bạn.